Các nhà nghiên cứu tại Nam Cực đã xác định được các hạt vi nhưa, thứ mà có thể gây hại cho động thực vật có trong 19 mẫu tuyết.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Cryosphere lần đầu tiên xác định được vi nhựa có trong tuyết rơi ở Nam Cực
Lần đầu tiên trong lịch sử người ta tìm thấy vi hạt nhựa trong làn tuyết rơi ở Nam Cực , điều đó có thể khiến đẩy nhanh quá trình tan băng tuyết và gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe của các hệ sinh thái độc đáo của lục địa này.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những hạt vi nhựa cực nhỏ – nhỏ hơn một hạt gạo – trước đây đã được tìm thấy trong các tảng băng trên biển và mặt nước ở Nam Cực nhưng đây là lần đầu tiên nó được báo cáo và phát hiện khi có tuyết rơi, các nhà nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nghiên cứu viên của Đại học Canterbury, Alex Aves, và được giám sát bởi Tiến sĩ Laura Revell đã được công bố trên tạp chí khoa học The Cryosphere .
Aves đã thu thập các mẫu tuyết từ Thềm băng Ross vào cuối năm 2019 để xác định xem liệu vi nhựa có được chuyển từ khí quyển vào tuyết hay không. Cho đến lúc đó, có rất ít nghiên cứu về điều này ở Nam Cực.
“Chúng tôi từng lạc quan rằng sẽ không tìm thấy bất kỳ vật liệu vi nhựa nào ở một vị trí nguyên sơ và xa xôi như vậy. Aves đã thu thập các mẫu từ Căn cứ Scott và các con đường của Ga McMurdo – nơi mà trước đây vi nhựa đã được phát hiện – vì vậy Aves sẽ có thể tìm thấy một lượng vi nhựa nhất định để nghiên cứu,” Revell nói.
Nhưng đó là một biện pháp dự bị không cần thiết khi mà các hạt nhựa được tìm thấy trong một trong số 19 mẫu tuyết từ Thềm băng Ross
Aves chia sẻ: “Thật vô cùng đáng buồn khi chúng tôi tìm thấy vi nhựa trong tuyết ở Nam Cực vì điều đó đang chứng tỏ rằng mức độ ô nhiễm nhựa đang trở nên nghiêm trọng khi chúng còn tìm thấy ở ngay cả những vùng xa xôi nhất trên thế giới.”
Các nhà nghiên cứu của Đại học Canterbury làm việc ở Nam Cực vào năm 2019.
Ô nhiễm nhựa đã được tìm thấy trên đỉnh núi Everest cho đến độ sâu của đại dương . Con người được biết là khi vô tình ăn và hít thở vi nhựa sẽ gây ra các tổn hại cho các tế bào của con người . Một nghiên cứu năm ngoái cho thấy vi nhựa trong không khí toàn cầu đang ‘lưu thông theo dạng xoắn ốc’
Nhà nghiên cứu Aves đã tìm thấy trung bình có 29 hạt vi nhựa trên một lít tuyết tan, cao hơn nồng độ nước biển được báo cáo trước đây từ xung quanh vùng Biển Ross và trong những tảng băng biển trôi nổi trên Nam Cực.
Có 13 loại vi nhựa khác nhau được tìm thấy, trong đó phổ biến nhất là PET – loại nhựa thường được sử dụng để làm chai nước ngọt và quần áo.
Mô hình khí quyển cho thấy có thể chúng đã di chuyển hàng nghìn km trong không khí, tuy nhiên cũng có khả năng sự hiện diện của con người ở Nam Cực đã tạo nên một ‘nền móng’ để vi nhựa xuất hiện, Revell chia sẻ.
Nghiên cứu trước đây của Tiến sĩ Revell đã chỉ ra rằng vi nhựa trong khí quyển có thể giữ cho bức xạ Trái đất phát ra và góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Các vi nhựa trong các bề mặt băng giá có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời và dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu: “Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu rất nhiều về các tác động, nhưng theo những gì chúng tôi biết cho đến nay thì điều này thực sự không tốt chút nào.” cô nói.
Chia sẻ ý kiến của bạn