Từ Phi Đội – VTC Game đến Silk Road Online: Sự ủng hộ của người chơi và công cuộc bài trừ thị trường game lậu

Vào đầu năm 2023, hàng loạt server trái phép thông báo đóng cửa, thế nhưng dạo gần đây, game lậu lại mọc lên như nấm sau mưa. Liệu các NPH chính thống và các cơ quan chức năng sẽ có những biện pháp nào mạnh mẽ hơn nữa để tiêu diệt tận gốc nạn game lậu?

Theo thống kê đến năm 2023, số lượng trò chơi điện tử được cấp quyết định phê duyệt là 1.327. Thế nhưng hiện nay vẫn có rất nhiều game không có tên trong danh sách cấp phép của chính phủ nhưng ngang nhiên có mặt tại thị trường, mang nhãn mắc “game lậu” mà vẫn nhận được sự tham gia, nạp tiền của của rất nhiều người chơi. Đáng báo động, tính đảm bảo của các tựa game lậu là rất thấp, đôi khi còn bất ngờ thông báo đóng cửa trước sự “bật ngửa” của hàng nghìn người chơi. Đã là game phát hành trái phép, thì sự “đảm bảo” sẽ là 1 điều xa xỉ.

Ảnh 1: Game lậu đặc biệt rải rác ở dòng game PC: Game không chiến, game MMO,..

Đơn cử như trong thể loại không chiến, sản phẩm duy nhất nắm giữ bản quyền và được pháp luật bảo hộ là tựa game Phi Đội của NPH VTC Game. Tuy nhiên, trên thị trường lại có nhiều sản phẩm gắn mắc không chiến trái phép khiến cộng đồng người chơi vô cùng bất bình.

Ảnh 2: 17 năm kể từ khi phát hành chính thức, Phi Đội vẫn là một game có sức hút lớn, bởi vậy nên tình trạng “game lậu” mới diễn ra.

Xem thêm  Những tựa game không chiến đáng chơi nhất dành cho game thủ Việt

Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực kiến nghị với Bộ TT&TT một số giải pháp để siết chặt quản lý các đơn vị phát hành game lậu tại Việt Nam. Có thể thấy rõ nhất từ đầu năm 2023 đến nay, các cơ quan có thẩm quyền đã có sự “chú ý đặc biệt” đến thị trường game lậu và thực hiện những hành động mạnh mang tính răn đe lớn đối với các cá nhân đứng đầu sản phẩm gắn mác “fake”. Theo Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết: “Với doanh thu gần 5.000 tỷ đồng, game không phép đang chiếm đến 30% tỷ trọng doanh thu toàn thị trường phát hành game Việt”. Chơi game lậu, ủng hộ Game lậu là hành động tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật.

Ảnh 3: Một tựa game lậu lâu đời của dòng game không chiến tại Việt Nam đã phải đóng cửa mà không có một lời giải thích cho người chơi

Nói về sự mất tăm nổi nhất của làng game gần đây, phải kể đến trường hợp của Silk Road Online – Tựa game đã có 17 năm tuổi đời với cái tên Con Đường Tơ Lụa. Có mặt tại Việt Nam từ năm 2005, tính đến đầu năm 2023, Con Đường Tơ Lụa đã có đến hàng nghìn server lậu – mọc ra rồi lại biến mất, rồi lại “mọc ra” ngay sau đó. Người chơi cũng bị cuốn theo “mớ bòng bong” đó và dần cũng không biết được đâu mới là đơn vị nắm giữ bản quyền của sản phẩm này tại Việt Nam.

Xem thêm  Nên mong đợi điều gì về New World, tựa game mới nhất của Amazon?

Đầu tháng 4/2023, cộng đồng game Con đường tơ lụa – SilkRoad Online tại Việt Nam được dịp dậy sóng khi sever đông người chơi nhất của sản phẩm bất ngờ không thể truy cập ở mọi phương diện, đến khi tá hỏa tìm đến phần trợ giúp, người chơi chẳng có phương pháp nào ngoài việc gửi Email và chờ đợi trong vô vọng.

Ảnh 4: Một game thủ SRO tại server này bị mất trắng đồ và quan trọng hơn là sự tiếc nuối về quãng thời gian gắn bó khi server game biến mất không lời từ biệt.

Đặc biệt ngay sau sự kiện này, VTC Game đã chính thức thông báo nắm giữ bản quyền phát hành SRO tại Việt Nam dưới cái tên: Silkroad Origin VTC. Vậy chắc chắn rằng, việc server SRO đông người chơi nhất Việt Nam bỗng dưng biến mất không phải là sự ngẫu nhiên. Nhiều người chơi cũng đã phân tích về sự việc này: “Khi SRO về tay NPH VTC – Đơn vị uy tín được pháp luật bảo hộ, chắc chắn các server lậu cũng phải run tay, tự mở cho mình đường lui trước khi các cơ quan có thẩm quyền có những hành động quyết liệt hơn”.

Ảnh 5: Fanpage và Group chính thức của SRO VTC nhận được sự tương tác cực lớn của anh em chơi SRO lâu năm.

Đề cao tính cấp bách của việc ngăn chặn game lậu, đồng hành cùng các doanh nghiệp, vào tháng 3/2023, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đã tổ chức hội thảo “Triển khai giải pháp ngăn chặn thanh toán cho game không phép” từ đó đưa ra nhiều biện pháp để nâng cao quyền lợi của người chơi, bao gồm việc phối hợp cùng các nhà phát hành Game, Ngân hàng nhà nước, các kho ứng dụng Apple, Google và các nhà mạng viễn thông, Internet.

Xem thêm  Cuộc đổ bộ của những thức thể số: Sự ra đời của thế hệ Vtuber ‘siêu tân tinh’

Không chỉ Phi Đội, không chỉ SRO, chắn chắn trong thời gian tới, các cơ quan chức năng và Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ tiếp tục quan tâm, siết chặt vấn đề phát hành và thanh toán của game lậu để “ngành công nghiệp Game” tại Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc hơn nữa, đem lại môi trường giải trí Game Online trong sạch, đúng pháp luật và quyền lợi của người chơi được đặt lên hàng đầu.

Ý kiến bạn đọc

Chia sẻ ý kiến của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *