Cách đây không lâu, tại cuộc họp nội bộ của Tencent, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tencent Mã Hoá Đằng cho biết ông sẽ trừng phạt nghiêm khắc cá nhân vi phạm.
Mã Hoá Đằn chỉ ra rằng công tác chống tham nhũng diễn ra quyết liệt trong năm nay, ông nói thẳng rằng vấn đề tham nhũng của Tencent là “gây sốc” và “làm người ta sợ chết khiếp sau khi biết về nó”.
Theo các phương tiện truyền thông, Tencent đã gửi email cho tất cả nhân viên vào ngày 15 tháng 1, trong đó thông báo về tình hình chống tham nhũng gần đây. Vào sáng ngày 16 tháng 1, tài khoản công khai WeChat của Cục Điều tra-Chống gian lận của Tập đoàn Tencent đã đưa ra thông báo cho biết trong suốt năm 2022, Cục đã phát hiện hơn 70 trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật.
CEO Pony Ma mạnh tay với nhân viên gian lận.
Tổng cộng hơn 100 người đã bị sa thải vì vi phạm quy định công ty, gian lận và nhận hối lộ, trong đó hơn 10 người đã bị chuyển sang cơ quan công an vì nghi ngờ phạm tội và 23 công ty đã bị liệt vào danh sách nhóm không bao giờ hợp tác. Đáng chú ý nhất, một nhân viên đã bị kết tội “nhận hối lộ từ các nhân viên ngoài quốc doanh” và bị kết án 3 năm tù, công ty cho biết.
Công ty niêm yết tại Hồng Kông là nhà sản xuất trò chơi hàng đầu thế giới và là chủ sở hữu của siêu ứng dụng nổi tiếng WeChat nhưng đã phải vật lộn bởi quy định hạn chế lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc được khởi xướng vào cuối năm 2020. Trong một tuyên bố, công ty vào tháng 11 đã công bố doanh thu hàng quý giảm thứ hai liên tiếp.
“Để đối phó với các vấn đề tham nhũng và gian lận trong công ty, Cục Điều tra Chống gian lận của Tencent tiếp tục tăng cường trấn áp và điều tra, xử lý hàng loạt vi phạm”, công ty cho biết. “Số vụ việc và nhân sự bị điều tra và xử lý trong suốt năm 2022 đã tăng lên so với năm 2021”. Tencent đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn chế theo quy định đối với các trò chơi điện tử của Bắc Kinh, trong đó có hàng trăm công ty cam kết loại bỏ nội dung “có hại về mặt chính trị” khỏi các sản phẩm của họ và thực thi các biện pháp hạn chế người chơi chưa đủ tuổi tuân thủ yêu cầu của chính phủ.
Nhưng công ty đã có dấu hiệu hồi sinh, với giá cổ phiếu tại Hồng Kông tăng gần gấp đôi kể từ ngày 28 tháng 10, khi chạm mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 2017. Tháng trước, công ty Tencent cũng đã được cấp giấy phép đầu tiên cho trò chơi điện tử sau 18 tháng, chấm dứt thời kỳ bị đóng băng đã cản trở lợi nhuận của nhà sản xuất trò chơi hàng đầu thế giới.
Chia sẻ ý kiến của bạn